6 Lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến nhất của trẻ em Việt Nam [Cách khắc phục]

Thường khi test đầu vào các khóa học của BMyC, giáo viên thấy phần lớn các con gặp khá nhiều lỗi phát âm tiếng Anh: thiếu ngữ điệu, không nhấn trọng âm, không bật âm cuối, nhầm lẫn nguyên âm, phụ âm và nối âm…

Lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến nhất
Lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến nhất

Nguyên nhân của lỗi phát âm tiếng Anh phổ biến của các trẻ thường do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, cách giảng dạy tiếng Anh, tiếp xúc nghe nguồn không chuẩn cũng như là các con thiếu vốn từ vựng, thiếu thực hành giao tiếp.

Vậy bài viết này, BMyC sẽ tổng hợp chi tiết về những lỗi phát âm tiếng Anh thường gặp và cách khắc phục để bố mẹ có thể nắm rõ khi đồng hành cùng con tại nhà nhé.

1. Không bật âm cuối (quên mất âm cuối, âm đuôi: final sounds)

Đây là lỗi phát âm phổ biến nhất của trẻ em khi học tiếng Anh. Trẻ em thường lược bớt âm cuối của các từ, đặc biệt là các từ có âm cuối là âm vô thanh.

Ví dụ: thay vì phát âm “school” là /skuːl/, trẻ em có thể phát âm là /skuː/.

Việc trẻ quên, nuốt các phụ âm cuối sẽ gây ra rất nhiều sự hiểu lầm, khiến người bản xứ khó hiểu chúng ta đang nói gì. Vì trong tiếng Anh, việc bỏ đi âm cuối hay phát âm sai âm cuối đều khiến người nghe hiểu nhầm hoặc khó hiểu.

Ví dụ:

  • “play” – /plei/ – không có âm cuối.
  • “place” – /pleɪs/ – giống hệt từ “play” thêm âm cuối /s/
  • “plate” – /pleit/ – giống hệt từ “play” thêm âm cuối /t/

Hầu như trẻ dễ mắc lỗi phát âm tiếng Anh này nhất nên dẫn đến việc trẻ gặp khó khăn khi luyện nghe và nói phát âm chuẩn như người bản ngữ.

2. Không nhấn trọng âm, thiếu trọng âm từ khi phát âm tiếng Anh (word stress)

Đây được xem là lỗi cơ bản nhất của trẻ em Việt khi nói tiếng Anh phần lớn do ảnh hưởng ngôn ngữ mẹ đẻ nên không để ý đến trọng âm từ, trọng âm câu (nhịp điệu) và không dùng ngữ điệu khi phát âm.

Tiếng Việt là ngôn ngữ có thanh điệu (sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng, ngang), ngược lại tiếng Anh là ngôn ngữ không có thanh điệu tương tự. Ngôn ngữ tiếng Anh dựa vào ngữ điệu để tạo ra điểm nhấn giai điệu cho câu nói với 2 yếu tố chính:

  • Ngữ điệu (Intonation): Sự biến đổi âm giọng lên xuống trong câu.
  • Trọng âm (Stress): Sự nhấn mạnh từ/ cụm từ quan trọng trong câu.

Khi trẻ nắm vững 2 yếu tố cơ bản này sẽ giúp lời nói của bé được truyền tải chính xác ý nghĩa, thái độ cảm xúc của mình đến người nghe.

Theo chia sẻ của cô giáo Thu Giang BMyC,  từ vựng trong tiếng Việt có cấu trúc đơn âm tiết và thường đọc từng âm tiết một mà không có trọng âm. Còn từ vựng tiếng Anh cấu trúc đa âm tiết nên nhận mạnh trọng âm rất quan trọng.

Việc dùng sai hay bỏ qua không nhấn trọng âm, thiếu trọng âm từ có thể khiến người nghe hiểu nhầm ý mình. Và điều đó ngược lại cũng sẽ khiến chúng ta gặp khó khăn khi hiểu ý người khác nói.

Ví dụ: Phát âm từ “present”: nếu chúng ta phát âm trọng âm rơi vào âm tiết đầu /’prezәnt/: sẽ được hiểu tính từ (hiện tại) hoặc danh từ (món quà). Nhưng ngược lại, nếu chúng ta đánh trọng âm rơi vào âm tiết thứ 2 /pri’zent/ thì từ này sẽ được hiểu là động từ (đưa ra, giới thiệu, trình bày).

Chính vì thế, khi phát âm tiếng Anh sai hoặc thiếu trọng âm sẽ làm thay đổi ý nghĩa của từ mà bạn muốn diễn đạt.

3. Lỗi phát âm tiếng Anh thiếu ngữ điệu (intonation) trong câu nói

Do sự khác biệt giữa hệ thống ngữ âm, thanh điệu giữa ngôn ngữ Việt Nam và tiếng Anh, nên phần lớn khiến trẻ mắc lỗi phát âm tiếng Anh cơ bản “không nhấn dấu trọng âm” dẫn đến việc thiếu ngữ điệu (intonation) khi nói. Điều này làm mất đi tính chính xác và sự tự tin trong giao tiếp.

Ví dụ: Trong câu hỏi: “Do you like Candy?” thì từ “like” được nhấn mạnh trọng âm và sử dụng ngữ điệu để hỏi về sở thích của người nghe rõ hơn.

Chính vì thế, khi tiếp xúc với tiếng Anh theo phương pháp BMyC trẻ luôn được nghe nguồn chuẩn. Quá trình học, lắng nghe, bắt chước lại từ một “đầu vào”chuẩn cũng khiến “đầu ra” của trẻ phát âm chính xác và không gặp các lỗi cơ bản này.

Khi báo cáo task học, các con cũng được giáo viên phản hồi đúng đắn cho ngữ điệu góp phần hoàn thiện và sửa lỗi kịp thời.

Giáo viên BMyC nhận xét giúp học viên nhận ra lỗi phát âm sai tiếng Anh
Giáo viên BMyC nhận xét giúp học viên nhận ra lỗi phát âm sai tiếng Anh

4. Lỗi nhầm lẫn giữa nguyên âm ngắn và nguyên âm dài

Đây cũng là lỗi mà bé thường hay mắc phải khi phát âm tiếng Anh. Ví dụ như trẻ chưa phân biệt được phát âm của /i:/ (nguyên âm dài) và /ɪ/ (nguyên âm ngắn) trong các từ vựng như:

  • seat – sit
  • leave – live

Đối với ngôn ngữ tiếng Việt, có 12 nguyên âm chính là /a, ă, â, e, ê, o, ô, ơ, u, ư, i, y/. Mỗi nguyên âm này chỉ có một âm tiết, cách phát âm khác nhau và cũng không có sự phân biệt về độ dài của âm.

Riêng tiếng Anh lại là ngôn ngữ đa âm tiết, 26 chữ cái được chia thành 44 nguyên âm và phụ âm. Trong 20 nguyên âm tiếng Anh lại chia thành nguyên âm ngắn và nguyên âm dài với cách phát âm khác nhau.

Lỗi phát âm tiếng Anh do nhầm lẫn nguyên âm ngắn và nguyên âm dài
Lỗi phát âm tiếng Anh do nhầm lẫn nguyên âm ngắn và nguyên âm dài

Lỗi này chủ yếu là do trong quá trình tiếp xúc với ngôn ngữ tiếng Anh ở Việt Nam, bé thường ít được luyện tập cũng như nghe phát âm “chuẩn” và chính xác cho các nguyên âm ngắn và nguyên âm dài.

5. Trẻ đọc theo kiểu phán đoán, nói sai mà không biết mình nói sai

Do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ, nhiều bạn trẻ nhìn từ vựng tiếng Anh đọc theo kiểu phán đoán. Đây là lỗi cơ bản nhất của trẻ em Việt, do ảnh hưởng của ngôn ngữ mẹ đẻ và cách giảng dạy tiếng Anh.

Phần lớn chủ yếu môi trường giảng dạy ngôn ngữ tiếng Anh tại Việt Nam chưa tập trung mạnh vào khía cạnh phát âm, do đó các con bị thiếu hụt cơ hội thực hành, cũng như tiếp xúc nguồn nghe “chuẩn” để nắm vững các phát âm nên thường các con phán đoán.

Ví dụ: từ media thì trẻ đọc là mê-đi-a. Hay từ auto thì đọc là au-tù.

6. Lỗi phát âm sai một số phụ âm (consonant)

Cuối cùng, phần lớn các con cũng gặp lỗi phát âm sai của bé đó là nhầm lẫn âm /ð/ với /d/. Lỗi này do âm /ð/ trong tiếng Anh không có trong tiếng Việt nên gây khó khăn cho bé. Chính vì thế, các con thường dùng âm /d/ để thay thế âm /ð/ khi phát âm.

Ví dụ: Khi phát âm từ “weather” thì nhiều bạn trẻ phát âm như “weder”. Tương tự từ “loathe” thành “loat”, “rather” thành “rader”, “then” thành “den”, .

Hoặc tương tự, trẻ cũng thường nhầm lẫn âm /ʃ/ giữa /s/ (đặc biệt là khi âm /ʃ/ đứng ở vị trí đầu của từ vựng).

Ví dụ: thay vì phát âm “shoe”, nhiều bạn sẽ phát âm thành “sue” cũng như “shape” thành “sape”, hay “shine” thành “sine”.


Xem thêm: Ngữ âm tiếng Anh: Chi tiết cần nắm vững từ A-Z để phát âm đúng


8+ từ vựng tiếng Anh thường bị phát âm sai nhất ở trẻ em

Dưới đây là 8 từ vựng tiếng Anh hay bị phát âm sai nhất ở trẻ em mà BMyC đã tổng hợp lại và gửi tới bạn. Hãy cố gắng luyện tập cho trẻ để phát âm cho đúng những từ vựng tiếng Anh này nhé!

STT Từ vựng Cách phát âm sai
1 The Trẻ em thường phát âm là /ði/ thay vì /ðə/
2 Thin Trẻ em thường phát âm là /tɪn/ thay vì /θɪn/
3 island Đây là từ vựng dễ bị nhầm lẫn khi phát âm : Island sẽ được đọc là /’ailənd/ chứ không có “s” như nhiều bạn vẫn đọc. Chữ “s” trong từ là âm câm.
4 important Trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai, nhưng nhiều người học thường phát âm là /ɪmˈpɔːtənt/.
5 clothes Chúng ta hay phát âm sai từ Clothes thành “cơ lâu zis”, phần đuôi /es/ đọc là /is/. Tuy nhiên, đây là một cách phát âm sai, bạn cần đọc đúng là /kloʊðz/, phần đuôi phát thành /ðz/ là chính xác.
6 singer Âm “g” trong từ Singer là âm câm, do đó, chúng ta không phải đọc là “sing gờ” mà là “/ˈsɪŋ.ɚ/
7 Women Trẻ em thường phát âm Women: ˈwʊm.in nhưng phát âm đúng của Women: ˈwɪm.ɪn
8 Cupboard Trẻ em cũng hay mắc phải lỗi khi phát âm từ vựng này như Cupboard: kʌpbɔːd nhưng thực tế đúng phải là Cupboard: ˈkʌb.əd

Cách khắc phục sửa lỗi phát âm tiếng Anh của người Việt

Mục đích lớn nhất của việc phát âm tiếng Anh “chuẩn” không phải giúp trẻ nói như người bản xứ, mà quan trọng hơn là để người nghe có thể hiểu đúng ý mình muốn diễn đạt.

Dưới đây là cách khắc phục sửa lỗi phát âm dành cho trẻ mà BMyC đã tổng hợp:

1. Luyện nghe

Trẻ luyện nghe tiếng Anh thường xuyên mỗi ngày là một cách để khắc phục lỗi phát âm cũng như nâng cao kỹ năng phát âm. Việc tiếp xúc lắng nghe hàng ngày giúp các con quen với âm thanh của tiếng Anh, và khi trẻ quen với âm thanh đó, có thể nhại lại từ sẽ dẫn đến việc nói phát âm dễ dàng hơn.

Luyện nghe tiếng Anh chủ động này chia làm 2 phần: luyện nghe tranh thủluyện nghe thực hành cho cùng một nội dung bài học.
Giúp con luyện nghe tiếng Anh tranh thủ: Tận dụng những khoảng thời gian trong ngày, khi con không vướng bận việc học để nghe trước các bài luyện nghe tiếng Anh của con. Khoảng thời gian đó gồm: khi ngủ dậy, khi đi dạo, đi thể dục nhẹ, đạp xe, đi tắm…
Luyện nghe tiếng Anh thực hành: Dành cho buổi học chính thức (thường buổi tối mẹ học cùng con), đây là thời điểm khai thác tài liệu được giao theo kế hoạch. Kết hợp nghe từ file, video tiếng Anh và sách học để con vừa luyện nghe vừa luyện đọc. Từ việc con đã được luyện nghe tranh thủ tới việc luyện nghe thực hành trong sách, con sẽ học tập trung hơn.

Xem thêm: Bí kíp luyện nghe tiếng Anh cho trẻ chuẩn như người bản ngữ


2. Luyện tập giao tiếp

Luyện giao tiếp tiếng Anh là yếu tố quan trọng giúp con tự tin nghe nói phát âm đúng.

Tiếng Anh giao tiếp cho trẻ em không nhất thiết cứ phải học theo thứ tự nghe nói đọc viết và phải học cho đủ từng thứ đó khi các con còn ở lứa tuổi từ 1-5.

Giai đoạn đầu của quá trình học tiếng Anh chủ yếu giúp trẻ làm quen và hình thành sự yêu thích với ngôn ngữ này. Việc học của các con là hoàn toàn thoải mái với bất kỳ lúc nào và với bất kỳ kỹ năng nào.

Học tiếng Anh sớm giúp hạn chế lỗi phát âm tiếng Anh - Chia sẻ từ a Lê Quang Huy (BMyC)
Học tiếng Anh sớm giúp hạn chế lỗi phát âm tiếng Anh – Chia sẻ từ a Lê Quang Huy (BMyC)

Bố mẹ không nhất thiết phải dạy con học đúng trình tự nghe – nói – đọc – viết một cách bài bản như người lớn. Bố mẹ hãy dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé tại nhà bằng cách điều chỉnh các kỹ năng sao cho phù hợp với sở thích của từng trẻ.

BMyC Speed – Khóa học dành cho bé 5-9 tuổi hiệu quả – uy tín – chất lượng.

⭐Phương pháp học được kiểm chứng trên hàng ngàn học viên thành công.

⭐Chương trình học ưu việt cho bố mẹ, hiệu quả tối ưu cho con.

⭐Giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy, bằng cấp chuyên môn cao, yêu trẻ.

⭐Tư vấn viên giàu kinh nghiệm nhiệt tình theo sát hỗ trợ.

Tham Gia Ngay

3. Cho con luyện app, tương tác app Lingo, Razkids, xem phim tiếng Anh, nghe nhạc tiếng Anh

Có thể thấy, nghe và phát âm là hai kỹ năng vô cùng quan trọng khi bắt đầu dạy tiếng Anh giao tiếp cho bé tại nhà. Nếu không chắc chắn về khả năng tiếng Anh của bản thân, bố mẹ hoàn toàn có thể hướng dẫn bé học tiếng Anh chuẩn bản xứ với các phần mềm luyện app, tương tác qua app sau :

4. Kể chuyện, thuyết trình tiếng Anh

Hiện nay, BMyC đã tổ chức sân chơi “Thuyết Trình Tiếng Anh” hàng tháng để các con có thể tham gia. Sân chơi giúp các con rèn kỹ năng giao tiếp, tăng cường khả năng phát âm và nâng cao năng lực sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh.

Thuyết trình tiếng Anh ở bất kỳ cấp độ nào của BMyC đều có mục đích nâng cao khả năng lưu loát của con.

Chương trình thuyết trình cùng BMyC giúp cải thiện lỗi phát âm tiếng Anh
Chương trình thuyết trình cùng BMyC giúp cải thiện lỗi phát âm tiếng Anh

Khi tham gia đều đặn kể chuyện, thuyết trình tiếng Anh giúp trẻ phát triển khả năng sắp xếp thông tin diễn đạt và tìm hiểu thông tin để vận dụng vào thực tế bài nói của mình.

Trên đây là 6 lỗi phát âm tiếng Anh mà trẻ Việt Nam thường xuyên mắc phải và cách khắc phục. Tuy nhiên, nếu trẻ đi theo lộ trình cùng với phương pháp đúng đắn, BMyC tin rằng, hành trình hoàn thiện và làm chủ một ngôn ngữ mới như tiếng Anh không còn là quá khó đối với các con.

Xem Thêm:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

error: Nội dung đã được bảo vệ !!
0888.01.6688